Theo quy định của Luật Thuế GTGT sửa đổi năm 2013, các DN có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm sẽ phải kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp.

Trong trường hợp DN muốn kê khai thuế theo hình thức khấu trừ, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

in hóa đơn gtgt

in hóa đơn gtgt

Bài viết này Công ty chúng tôi chỉ phân tích rõ ” cái lợi và cái hại” của việc tính theo PP Khấu trừ thuế trực tếp hay khấu trừ thuế GTGT.

Nếu chỉ nhìn bằng cảm tính ta sẽ thấy ngay 10% sẽ lớn hơn nhiều lần 1%, 2%, 3% hay 5%, nên chọn số nhỏ sẽ có lợi hơn. Nhưng bản chất thuế GTGT là người mua sẽ chịu (người tiêu dùng cuối cùng sẽ chịu thuế GTGT, các đối tượng mua khác trong khâu lưu thông thường sẽ được khấu trừ), cho nên khi áp dụng phương pháp trực tiếp không chừng tự mình phải móc túi ra nộp thuế GTGT thay cho người mua. Và vì sao lần này chỉ tập trung vào đối tượng DN có doanh thu 1 năm dưới 1 tỷ và không áp đặt bắt buộc mà cho phép DN lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ và trực tiếp.

Ở đây tôi phân loại các đối tượng kinh doanh dựa vào tiêu chí khách hàng của DN chủ yếu là loại nào:

1. Sản phẩm bán ra phục vụ doanh nghiệp: Nhóm khách hàng Y (KH Y) của DN (sau đây gọi tắt là DN A) là các công ty mua vào để sử dụng hoặc tiếp tục SXKD; Khi DN A chào giá bán hàng thông thường là giá chưa bao gồm thuế GTGT nếu hàng hóa đó đưa vào SX hoặc giá chào bán là giá đã có thuế GTGT đối với hàng hóa phục vụ tiêu dùng (ví dụ như VPP). Do đó KH Y có lấy hóa đơn GTGT thì số thuế GTGT đó cũng sẽ được khấu trừ và các DN A thường có doanh thu trên 1 tỷ, trừ 1 số DN chẳng hạn như bán VPP, nếu họ chuyển qua PP trực tiếp thì giá bán của họ cho nhóm KH Y chắc chắn phải hạ giá tương ứng với thuế GTGT 10% thì nhóm KH Y mới đồng ý mua. Khi đó DN A bán VPP sẽ phải tự móc tiền túi ra để nộp 1% thuế GTGT đầu ra và sẽ mất gần như toàn bộ 10% số thuế GTGT đầu vào. Vụ này gọi là thiệt đơn thiệt kép về thuế GTGT đứng ở góc độ tiền.

in hoa don

in hóa đơn gtgt

2. Sản phẩm bán ra phục vụ tiêu dùng cá nhân chia làm 2 loại:

2.1 Nhóm KH Y của DN A là kênh phân phối như siêu thị, tổng đại lý, đại lý, công ty thương mại … thì lúc này DN A thường có doanh thu trên 1 tỷ hoặc nếu nhỏ hơn thì cũng như trường hợp thứ 1.
2.2 Nhóm KH Y của DN A là người tiêu dùng cuối cùng mua về để sử dụng, đây là đối tượng mà phương pháp tính trực tiếp trên GTGT nhắm tới. Bởi vì do nhóm KH Y thường là người tiêu dùng cá nhân, nên họ ít khi cần lấy hóa đơn GTGT, điều họ mong muốn nhất với tiêu chí giá cả là thấp nhất, do đó DN A mong muốn bán được hàng thì họ sẽ thường không xuất hóa đơn GTGT để giảm giá bán; nếu phải cân đối hàng hóa đầu vào, hàng hóa sản xuất ra để phù hợp với hàng tồn kho thì giá bán ghi trên hóa đơn do họ khống chế được vì người tiêu dùng không cần lấy hóa đơn nên họ sẽ ghi giá thấp nên sẽ chẳng phải nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ khó kiểm tra để áp đặt chính xác giá bán và số lượng hàng hóa bán ra nên đối tượng này, nhiều khi có doanh thu bán ra lớn, lợi nhuận cao nhưng khai doanh thu tính thuế lại rất thấp nên đôi lúc chỉ thu được mỗi tiền thuế môn bài vào NSNN. Vì vậy theo tôi, việc đưa ra thêm PP tính trực tiếp trên GTGT nhằm phải thu được tiền thuế GTGT đầu ra lẫn đầu vào của đối tượng này.

Những hệ lụy khác xảy ra trong tương lai khi chọn PP trực tiếp trên GTGT:
– Nếu qua năm 2014, công ty vay mua 1 chiếc xe ô tô trị giá 1 tỷ, thuế GTGT là 100 triệu để sử dụng hoặc cho thuê thì 100 triệu này sẽ không được khấu trừ .
– Sang năm 2014, VD: cty tư vấn thiết kế, lập dự toán đang áp dụng PP trực tiếp trên GTGT nhờ mối quan hệ xã hội nhận được 1 cty xây dựng trụ sở 1 DN với giá nhận thầu là 10 tỷ chưa bao gồm thuế GTGT, công ty này dự định sẽ không tổ chức thi công mà giao thầu lại cho đơn vị khác với giá chưa thuế GTGT là 9,5 tỷ, dự định đứng trung giam kiếm 500 triệu. Vậy nếu áp dụng PP trực tiếp trên GTGT sẽ phải đóng 3% x 10 tỷ = 300 triệu đồng, đồng thời sẽ mất toàn bộ thuế GTGT đầu vào là 9,5 tỷ x 10 % = 950 triệu. Cuối cùng tưởng lời hóa ra lỗ banh xác.
– Ở TP.HCM từng có thời gian khi bắt buộc các doanh nghiệp phải tự in hóa đơn thay vì phải mua hóa đơn của CQ thuế, nếu các DN nhỏ ít người hoặc vốn điều lệ nhỏ thì được phép mua hóa đơn của cơ quan thuế, khi đó cơ quan thuế gọi các DN này là doanh nghiệp siêu nhỏ. Nếu giờ đây việc gọi DN siêu nhỏ là DN áp dụng PP trực tiếp trên GTGT thì liệu các doanh nhân khi đứng ra đàm phán hợp đồng có tủi thân, tự ti và bị DN khác xem thường chèn ép hay không? Họ còn đâu con đường để ngóc lên làm ăn phát triển doanh nghiệp, và tâm lý chung của mọi người khi bước ra thương trường đâu ai muốn mình là nhỏ bé và nếu đứng với vai trò người mua thì bạn sẽ mua hàng của DN lớn hay DN siêu nhỏ.

Còn rất nhiều trường hợp khác mà tôi không tiện nêu ra đây, do đó tôi khuyên các bạn làm kế toán khi tư vấn cho doanh nghiệp chọn phương pháp tính thuế GTGT nào thì mình phải nói ra được cái lợi, cái hại tìm ẩn phía trước và phải để chủ DN quyết định, mình chỉ đứng vai trò tư vấn thôi, đừng quyết định thay chủ DN, khi đó mình sẽ bớt đi trách nhiệm, vì không ai biết được trong tương lai DN có gặp được cơ hội phát triển mở rộng lĩnh vực khác hay không, vì vậy chọn PP nào để rộng mở hướng về tương lai.

(St: NDD)

Với cái nhìn là Nhà in hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng công ty chúng tôi cũng mong muốn các DN chọn hướng đi sao cho có lợi cho việc hoạt động kinh doanh của mình

Nếu các DN đã có quyết định thì hãy gọi ngay đường dây nóng 08.6675 4779   0908 732 988 cho chúng tôi để thực hiện việc In ấn Hóa đơn cho quý vị nhé.

Đánh giá post

Pin It on Pinterest